Bộ luật Lao động 2019: 6 loại tranh chấp lao động không cần qua hòa giải

Thứ bảy - 22/08/2020 10:30
Kế thừa những quy định về tranh chấp lao động của Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật Lao động 2019 đã mở rộng phạm vi các loại tranh chấp về lao động. Đồng thời, những quy định về hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động cũng tiếp tục được kế thừa và mở rộng hơn.
Ảnh minh hoạ lấy từ Internet
Ảnh minh hoạ lấy từ Internet

Theo đó, hòa giải vẫn được coi là nguyên tắc quan trọng trong giải quyết các tranh chấp lao động. Bởi lẽ, hòa giải được xem là một trong những phương án tối ưu có thể tháo gỡ những mâu thuẫn, tranh chấp lợi ích một cách nhanh chóng, giúp các bên đạt được lợi ích cao nhất mà không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của hai bên.

Chính vì vậy, hầu như các tranh chấp lao động cá nhân hay tập thể đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, một số tranh chấp lao động sau đây lại không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

  • Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

  • Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Sự thay đổi nhỏ tại Bộ luật Lao động 2019 so với Bộ luật Lao động 2012 chính là việc bổ sung các tranh chấp không cần qua hòa giải như tranh chấp về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và tranh chấp giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Mục đích của hoạt động hòa giải là giúp các bên tranh chấp có điều kiện ngồi lại để tự thỏa thuận và giải quyết tranh chấp mà không cần nhờ đến cơ quan thứ ba. Tuy nhiên, đối với một số tranh chấp đặc thù xuất phát từ lợi ích chính đáng bị xâm phạm hay nhận thấy các bên không thể có khả năng tự hòa giải thì có thể tiến ngay đến bước giải quyết tranh chấp tại Tổ chức trọng tài hoặc Tòa án.

Tác giả bài viết: Admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Khách hàng của chúng tôi

CCG Việt Nam
sdf
sdf sdfd
Xdf
CCG Việt Nam4
Phú Sơn Ltd
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây